Chi tiết cấu tạo của cáp thép Biên Hòa và 4 cách phân loại dây cáp

Ngày nay cáp thép Biên Hoà được sử dụng khá rộng rãi trong các hoạt động nâng hạ, neo giằng các loại hàng hóa. Ngoài ra nó còn có thể được sử dụng xuyên suốt trong rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề như tàu thủy, vận tải biển, hàng không. Để hiểu được cấu thành của sợi cáp mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Cáp Thép Đức Tín về dây cáp thép.

Thành phần chính của dây cáp thép:

Dây cáp thép Biên Hoà cấu tạo gồm có những thành phần chính như sau:

  • Sợi thép lõi (center wire)
  • Sợi thép chính (wire) hay còn được gọi là tăm cáp là thành phần có thể cấu tạo nên các tạo cáp
  • Tao cáp (strand) do các sợi thép xoắn lại tạo thành
  • Bồ cáp/Sợi cáp (cable) hình thành từ việc bện các tạo cáp lại với nhau
  • Sợi cáp lõi (core) là thành phần chính quan trọng giúp định hình được các tạo cáp
cap-thep-bien-hoa-ma-kem-chong-xoan
Dây cáp mạ kẽm chống xoắn

Lõi cáp thép Biên Hoà gồm 03 loại chính:

  • Fiber core (FC) – Lõi sợi tổng hợp hoặc lõi đay: thường được chế tạo bởi nhựa polypropylene (PP) là chủ yếu. Những người dùng cáp thép Biên Hoà cũng có thể thay thế bằng các loại sợi salu tự nhiên, sợi gai dầu hoặc các loại sợi nhân tạo khác.
  • Strand Core (SC) – Lõi thép: Là một loại lõi có cấu trúc gần giống với cấu tạo của cáp thép Biên Hoà bên ngoài. Lõi thép này thường chỉ được sử dụng trong dây cáp truyền tải điện là chủ yếu.
  • Independent Wire Rope Core (IWRC) – Lõi cáp thép độc lập: Là một loại lõi được chọn từ loại dây cáp thép Biên Hoà, có đầy đủ cả lõi cáp lẫn các tạo cáp.

Các cách bện (xoắn) cáp (Lay):

Cáp thép có những kiểu bện thường hay gặp trên thị trường như sau:

Left lay: Xoắn trái

Right lay: Xoắn phải

Regular lay hay Ordinary lay: Nghĩa là sợi cáp được xoắn ngược hướng với nhau (tao xoắn trái, sợi cáp xoắn phải hoặc ngược lại)

Lang lay: Nghĩa là hướng quấn tạo và hướng quấn sợi cáp trên cùng một hướng và các sợi cáp tạo thành một góc cố định với trục của dây cáp. Hướng của sợi cáp không ảnh hưởng tới lực kéo đứt của cáp, nhưng sự kết hợp về chiều xoắn của tạo cáp và chiều xoắn của cả sợi cáp sẽ ảnh hưởng lớn tới tính chất của sợi cáp thép.

Phân loại dây cáp thép:

cap-thep-bien-hoa-chong-xoan
Dây cáp chống xoắn

1. Phân loại theo số lần bện gồm 3 loại: bện đơn, bện đôi, bện 3

  • Cáp bện đơn: Được gọi là tao cáp, các sợi cáp thường được bện xoắn lại một lần, dùng để treo hoặc buộc.
  • Cáp bện đôi: Bao gồm các loại nhánh cáp bện lại với nhau tạo thành cáp. Loại này sử dụng nhiều nhất trong máy nâng.
  • Cáp bện ba: Được bện từ loại cáp bện đôi.

2. Phân loại theo cách bện: loại cáp bện xuôi và loại cáp bện ngược

  • Cáp bện xuôi (lang lay): Chiều bện của các sợi vành cùng với chiều bện của vành quanh lõi cùng chiều với nhau. Loại này tuổi thọ cao, mềm dẻo, nhưng dễ bị bung ra và thường có xu hướng tự xoắn lại khi để chùng. Vậy nên, cáp bện xuôi thường được dùng trong việc neo giằng, cố định và thường được gọi là cáp neo giằng và dùng làm cáp thang máy hay pa lăng cáp nâng hạ của cần trục.
  • Cáp bện ngược (regular lay): Chiều bện của các sợi trong vành ngược chiều với chiều bện các vành quanh lõi. Loại này có độ cứng, tuổi thọ cao, khó bung và không tự xoắn lại được nên thường ứng dụng trong những trường hợp như kéo gàu máy kéo. Cáp thép bện ngược thường được sử dụng làm cáp thép chống xoắn.

3. Phân loại theo loại lõi: gồm lõi cứng, lõi mềm, nhiều lõi, không lõi

  • Cáp lõi mềm có cấu tạo có lõi được làm từ những sợi thực vật như sợi đay, gai,… Loại lõi này thường có tác dụng giữ dầu mỡ để có thể bôi trơn cáp thép Biên Hoà, giúp cáp mềm dẻo và dễ uốn cong qua puly, tang tời.
  • Cáp lõi cứng thường dùng để neo giữ và cố định vật. Cáp lõi cứng thường được sử dụng làm cáp cẩu hàng, cẩu trục.

4. Phân loại theo phương pháp xử lý trên bề mặt sợi cáp

Dựa vào cách xử lý bề mặt sợ cáp mà dây cáp thép Biên Hoà được chia thành hai loại chính: Cáp thép mạ kẽm và cáp thép đen (không mạ).

Cáp thép mạ kẽm: Trên bề mặt cáp thép Biên Hoà phải được mạ một lớp kẽm không gỉ, có một màu trắng sáng. Chính nhờ điểm này sẽ giúp cho sợi cáp rất bền dù cho có sử dụng ở những môi trường khác nhau.

Cáp thép đen (không mạ) trên bề mặt của nó được phủ một lớp mỡ dầu khá mỏng để tránh sợi cáp bị oxy hóa hoặc bị gỉ trong quá trình sử dụng.

Ngoài ra còn có loại cáp thép bọc nhựa và cáp thép inox. Cáp thép bọc nhựa chính là loại cáp thép mạ kẽm nhưng được quấn bên ngoài một lớp nhựa PVC bền chắc để giúp bảo vệ sợi cáp, kéo dài tuổi thọ và làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho cáp.

Thông số kỹ thuật của dây cáp thép Biên Hoà:

Có khá nhiều loại cáp thép Biên Hoà thường được chào bán trên thị trường hiện nay: cáp chống xoắn, cáp mạ kẽm, cáp cứng viễn thông, cáp inox, cáp điện, cáp bọc nhựa,…

thong-so-ky-thuat-cap-thep-bien-hoa
Thông số kỹ thuật cáp thép Biên Hoà

Trong đó, việc sử dụng bảng tra cáp thép được xem là cách đơn giản và là nhanh nhất giúp người dùng có thể tính được lực kéo của cáp thép thông qua đường kính, chiều dài, lực căng tối thiểu để có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.

Cáp Thép Đức Tín tự hào là doanh nghiệp lâu năm trong lĩnh vực nhập khẩu và cung ứng các sản phẩm cáp thép chất lượng tại Việt Nam. Đức Tín cam kết mang đến khách hàng những dòng sản phẩm dây cáp với độ bền cao, an toàn trong sử dụng và đạt chuẩn quốc tế. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline: 0907 347 352 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *